Dân tố chính quyền khuất tất
Theo đơn trình bày của một số hộ dân ở xã Hưng Hòa, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương trình bày họ mua đất từ UBND xã Hưng Hòa từ trước năm 1993, sinh sống ổn định từ đó đến nay không có tranh chấp với cá nhân, tổ chức nào. Khi chính quyền lấy đất làm trạm y tế xã thì phải đền bù thỏa đáng. Tuy nhiên, chính quyền chỉ hỗ trợ phần di dời tài sản trên đất họ không đồng ý.
"Ngày 6/7 và ngày 7/7 chúng tôi được ông Lê Khắc Tri Chủ tịch UBND huyện Bàu Bàng về hiệp thương đối thoại, kết quả đồng ý nâng phần hỗ trợ di dời tài sản trên đất lên 100% trong đó có 2 phần. Phần I, do huyện Bàu Bàng chi trả, phần II do doanh nghiệp hỗ trợ còn phần đất đai có quyền khởi kiện ra tòa án để giải quyết theo đúng pháp luật.
![]() |
Đơn thư khiếu nại của người dân gửi đến Báo VietNamNet. |
Cụ thể ngày 14/7 giao cho Quỹ đất và Thanh tra huyện chi trả phần tiền cho chúng tôi thì viết phiếu chi sai. Nội dung là chi bồi thường, tái định cư chúng tôi không chịu vì đã bồi thường cho chúng tôi đâu mà chỉ là hỗ trợ phần di dời tài sản trên đất. Sau đó thì đã sửa lại đúng yêu cầu của chúng tôi cho khoản tiền phần I.
Khoản tiền phần II do doanh nghiệp chi trả, tờ giấy biên nhận có điều khuất tất là không có chữ ký của DN, không có dấu mộc, không có tên công ty và lại ghi nhận phần diện tích số m2 nhà đất của chúng tôi. Chúng tôi phát hiện nếu ký nhận phần tiền này tức đã bán số đất của chúng tôi cho DN sẽ không còn quyền kiện ở tòa án.
Sau đó, người đân đến UBND huyện Bàu Bàng được ông Nguyễn Hoàng Quân Phó chánh văn phòng tiếp và trả lời sẽ không chi trả phần tiền thứ 2 như nói trên và sẽ cưỡng chế thu hồi. Ngày 5/8 cưỡng chế thu hồi nhưng lại không ra quyết định thu hồi cho từng hộ dân".
Người dân phản ánh không có cơ sở, không đúng thực tế
Sau khi chúng tôi liên hệ với UBND huyện Bàu Bàng được trả lời như sau: Việc những hộ dân mua đất của UBND xã Hưng Hòa trước thời điểm năm 1993 sinh sống ổn định từ đó đến nay không có tranh chấp: Nội dung phản ánh này không đúng thực tế, bởi vì nguồn gốc đất các hộ dân đang sử dụng là đất công do UBND xã Hưng Hòa quản lý, UBND xã cho các hộ dân mượn để kinh doanh theo chủ trương được thể hiện tại QĐ số 80QĐ-UB ngày 1/5/1990 của UBND xã Hưng Hòa chứ không cấp đất cho bất kỳ ai trong số 25 hộ phải tháo dỡ, di dời tài sản bàn giao mặt bằng.
Việc chính quyền lấy đất làm trạm y tế xã chỉ hỗ trợ di dời tài sản trên đất mà không đền bù: Khu đất này là đất công do UBND xã Hưng Hòa quản lý; do đó không được bồi thường về đất, chỉ được hỗ trợ di dời tài sản trên đất theo quyết định số 87/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 của UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về chính sách, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Khi có chủ trương xây trạm y tế xã Hưng Hòa UBND xã đã thông báo phương án giải tỏa, diện tích ki ốt và giá trị hỗ trợ của từng hộ, đa phần các hộ dân thống nhất với chủ trương giải tỏa. Kết quả có 22/25 hộ dân đồng ý nhận tiền hỗ trợ di dời tài sản và bàn giao mặt bằng. Tuy nhiên, qua quá trình vận động, thuyết phục của UBND huyện thì đến ngày 14/7 các hộ dân Phạm Văn Thế, Hồ Ngọc Loan và Văn Thị Gái đã đồng ý nhận kinh phí hỗ trợ di dời.
Về phần hỗ trợ di dời tài sản lên thêm 100% là của đơn vị thi công muốn sớm hoàn thành. Kết quả 3 trường hợp nêu trên đồng ý nhận tiền và cam kết tự nguyện tháo dỡ, di dời tài sản và bàn giao mặt bằng, đồng thời rút lại đơn khởi kiện bổ sung liên quan đến quyết định cưỡng chế của Chủ tích UBND huyện Bàu Bàng tại tòa án huyện Bàu Bàng. Tuy nhiên, trong quá trình giao nhận tiền đơn vị thi công có ghi phần diện tích công trình phải tháo dỡ, di dời của ba hộ trên vào giấy biên nhận thì các hộ dân không đồng ý và tự bỏ ra về. Đồng thời, hết hạn cam kết các trường hợp trên vẫn chưa thực hiện tháo dỡ hoàn toàn công trình bàn giao mặt bằng như đã cam kết do đó đơn vị thi công không tiếp tục hỗ trợ phần tiền nêu trên. Như vậy, nội dung phản ánh quá trình chi trả người dân phát hiện có những điều khuất tất, mập mờ như chi tiền một đường ghi nội dung một nẻo là không có cơ sở, không đúng thực tế.
Các hộ dân phản ánh ngày 5/8 cưỡng chế thu hồi nhưng lại không ra quyết định thu hồi cho từng hộ dân là không có cơ sở. Khu đất chợ cũ xã Hưng Hòa là đất công do UBND xã Hưng Hòa quản lý, UBND huyện tổ chức cưỡng chế tháo dỡ, di dời tài sản trên đất để thực hiện thi công dự án xây dựng trạm y tế xã Hưng Hòa là đúng quy định của pháp luật.
Đức Toàn
" alt=""/>Thực hư chuyện dân tố chính quyền khuất tấtNgười dân mang bình, ấm để lấy nước sạch
Ông Phạm Gia Hữu, Trưởng phòng GD-ĐT quận Thanh Xuân cho hay, đơn vị này đã khuyến cáo các trường không sử dụng nước sông Đà để uống và nấu ăn; đồng thời tạm dùng nước đóng chai, đóng bình của các đơn vị khác thay thế, đảm bảo mọi hoạt động cho học sinh bán trú diễn ra bình thường.
Phòng cũng yêu cầu lãnh đạo các trường tăng cường kiểm tra bếp ăn bán trú, duy trì chế độ kiểm soát giao nhận thực phẩm, phát huy vai trò của tổ kiểm soát an toàn thực phẩm trong việc tổ chức bữa ăn cho học sinh.
Ông Hữu cho biết, thời điểm này cần ưu tiên và đặt sức khỏe của học sinh lên hàng đầu. "Kinh phí sử dụng nước đóng chai, đóng bình cho các trường học sẽ được quận cân đối và hỗ trợ một phần từ việc sử dụng quỹ và nguồn ngân sách”.
Việc nguồn nước nhiễm bẩn cũng khiến các phụ huynh tại quận Hoàng Mai lo lắng. Anh Nguyễn Trường Phong, phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Chu Văn An lo ngại: "Ở nhà nấu nướng với số lượng ít có thể sử dụng nước đóng bình. Nhưng nếu các con ăn uống tại trường với số lượng đông học sinh như thế sẽ lấy nước sạch ở đâu?"
Tuy nhiên, cô Nguyễn Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Chu Văn An cho hay, hiện ban giám hiệu đã chỉ đạo tổ bếp dùng nước đóng chai để nấu ăn bán trú. Tới đây, nếu tình trạng nước chưa được xử lý, nhà trường có kế hoạch sẽ mua nước sạch để phục vụ nấu ăn.
Bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Hoàng Mai thông tin, hầu hết các trường học ở phía Tây của quận đều sử dụng nước từ Công ty CP nước sạch sông Đà.
Từ ngày 14/10, các trường đã sử dụng nước bình và mua nước sạch từ đơn vị cung cấp nước khác để rửa thực phẩm, nấu ăn bán trú. Phần lớn trường còn lại sử dụng nước từ nhà máy ở Pháp Vân nên không bị ảnh hưởng. Do vậy phụ huynh có thể yên tâm vì các bếp ăn bán trú trong quận vẫn diễn ra bình thường.
Trước đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, kết quả xét nghiệm xác định mùi lạ trong nước sông Đà có liên quan đến chất Styren, chất này có tỷ lệ cao hơn 1,3-3,6 lần so với bình thường.
Hà Nội khuyến cáo mọi người dân sử dụng nước thuộc vùng do Công ty cổ phần Viwaco, Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Đông cung cấp, chỉ nên dùng nguồn nước này để tắm giặt, không sử dụng để nấu ăn, uống. Việc nấu ăn, uống tạm thời dùng nước chai, bình do các đơn vị khác cung cấp".
Thúy Nga
Người dân phát hiện nước sạch trong xe téc được đưa đến khu vực HH Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội có mùi tanh, nước đục hơn bình thường.
" alt=""/>Nước sạch có mùi khét, hàng loạt trường học đổi nước nấu ănThay vì nói: “Đợi về nhà bố/ mẹ sẽ nói chuyện với con”, cha mẹ có thể nói: “Điều đó là không nên. Con đừng làm vậy nữa nhé”.
Muốn dạy trẻ có hiệu quả, cha mẹ cần tránh việc “hoãn” xử lý hành vi sai của con. Việc trì hoãn này sẽ không giúp trẻ nhận ra được hậu quả từ hành vi của mình. Rất có thể đến khi về nhà, trẻ sẽ quên những gì đã xảy ra trước đó.
Do vậy, cha mẹ cần cố gắng giải quyết vấn đề ngay lúc đó và đưa ra lý do để giải thích cho con hiểu tại sao hành động đó là không nên làm.
Việc cha mẹ nói: “Con sẽ không được ăn đồ tráng miệng nếu như không ăn hết bát cơm này” sẽ làm giảm đi niềm vui từ bữa ăn của trẻ. Thậm chí điều này còn vô tình tạo áp lực cho trẻ ngay trong bữa ăn. Thay vào đó cha mẹ có thể nói: “Cả cơm và đồ tráng miệng đều rất ngon. Nhưng trước hết mình sẽ ăn cơm, sau đó là món tráng miệng nhé”.
Điều này không những giúp trẻ nhận ra được tầm quan trọng của từng món ăn mà còn tạo được thói quen ăn uống theo đúng trình tự.
Thay vì nói: “Nhanh lên. Con có biết bố/ mẹ chờ bao lâu rồi không”, cha mẹ có thể nói: “Thử xem hai bố con mình ai đi giày nhanh hơn nhé”. Cách nói như thế sẽ không khiến trẻ bị căng thẳng hay sợ hãi về việc bị trễ giờ. Ngoài ra, thông qua một thử thách nhỏ, đứa trẻ cũng sẽ nhanh chóng hoàn thành việc chuẩn bị mà chẳng cần đến bố mẹ phải hối thúc liên tục.
Các bậc phụ huynh sau một ngày bận rộn với nhiều công việc, về nhà thường rơi vào trạng thái bực bội. Nếu việc này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn tới việc quát nạt con cái: “Để mẹ yên”. Về lâu dài, điều này sẽ khiến đứa trẻ nghĩ rằng cha mẹ không cần chúng nữa.
Khi những đứa trẻ không có đủ sự hỗ trợ trong thời thơ ấu, chúng sẽ ít có khả năng chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của bản thân với cha mẹ khi chúng trưởng thành. Vì vậy, khi quá bận mải, cha mẹ có thể yêu cầu trẻ cho bạn một vài phút để hoàn thành công việc đang làm, ví dụ: “Đợi mẹ xong việc rồi chúng mình sẽ cùng chơi với nhau nhé!”.
Cha mẹ cần tránh nói: “Bố/ mẹ thật xấu hổ về con!”. Điều này không cung cấp cho trẻ bất cứ lý do nào về việc chúng đã làm sai. Hơn nữa, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xấu hổ có thể khiến một số trẻ em trở nên hung dữ hơn.
Điều cha mẹ cần làm trong trường hợp này là cố gắng giải thích cho con hiểu những gì sai trong hành vi của chúng và cách để tránh hoặc không tái phạm trong tương lai. Cha mẹ có thể nói: “Việc con làm khiến mẹ cảm thấy hơi buồn vì…”
Cha mẹ đừng bao giờ gắt gỏng: “Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi?” khi con cố nán lại giờ học để xem TV. Hãy nhẹ nhàng nhắc trẻ: “Con đã hết giờ xem TV nên giờ tập trung vào làm bài tập nhé!”. Việc đặt ra quy định cụ thể về lịch trình để trẻ xem tivi sẽ tạo ra nề nếp và kỷ luật buộc trẻ phải tuân thủ theo.
Cha mẹ cần tránh những câu nói như: “Bố có thể làm điều đó khi bằng tuổi con!”. Hãy thử nhẹ nhàng với con rằng: “Để bố dạy con cách chơi nhé!”. Thực tế, mỗi gia đình có cách dạy khác nhau, bởi vậy sự phát triển của mỗi đứa trẻ hoàn toàn không giống nhau. Đừng bao giờ áp đặt hay so sánh con mình với con người khác.
Ngay cả khi con bạn làm chưa tốt, hãy cố gắng giúp đỡ để chúng có động lực và làm tốt vào những lần tiếp theo.
Thay vì nói câu: “Bố mẹ rất thất vọng về con!”, cha mẹ hãy thử nói: “Bố mẹ cảm thấy rất buồn về việc con đã làm, vì ...” để thay đổi suy nghĩ của trẻ nhỏ.
Hãy cố gắng giải thích những hành động trẻ đang làm là không đúng thay vì sử dụng những cụm từ “làm thất vọng” hay “thất vọng” với một đứa trẻ. Nó chỉ đang khiến bản đứa trẻ cảm thấy dằn vặt vì không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ hơn là việc giúp chúng nhận ra được lỗi của bản thân.
Trường Giang (Theo Brightside)
Nhiều cha mẹ cảm thấy bất lực khi con liên tục nói dối dù đã áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên, đôi khi việc nói dối không hoàn toàn là do lỗi của trẻ.
" alt=""/>9 câu nói nhẹ nhàng của cha mẹ khiến trẻ nghe lời răm rắp